Lưu ý khi thiết kế thi công phòng ăn

Phòng ăn là nơi gia đình quây quần bên những bữa ăn ấm cúng và cũng là không gian để tạo thiện cảm, thể hiện sự hiếu khách của gia đình. Cuộc sống hiện đại, nhu cầu kết nối với những thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết càng được đề cao. Vì vật thiết kế thi công phòng ăn cũng dành được sự quan tâm của công ty xây dựng rất lớn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công phòng ăn để đây trở thành không gian kết nối của gia đình.

1. Xác định nhu cầu sử dụng

Điều quan trọng khi thiết kế và thi công phòng ăn

Điều quan trọng khi thiết kế và thi công phòng ăn

Phòng ăn không chỉ đơn thuần là nơi để ăn uống mà còn là không gian quan trọng trong mỗi gia đình hiện đại. Nhu cầu sử dụng phòng ăn ngày nay đã có nhiều thay đổi, phản ánh lối sống, thói quen và mong muốn của con người. Chính vì vậy để có thể thiết kế thi công phòng ăn đạt được yêu cầu, cần phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu sử dụng của gia chủ. Liệu có tiếp khách thường xuyên không, có thường tổ chức tiệc xã giao hay quây quần bạn bè với số lượng bao nhiêu khách…

 

Ngoài ra, lối sống và nhịp độ sinh hoạt của gia đình ở phòng ăn cũng cần được tính tới khi thiết kế thi công. Gia đình có lối sống hiện đại, có thể cần không gian phòng ăn nhỏ hơn nhưng đầy đủ tiện nghi và hiện đại. Trong khi gia đinh truyền thống sẽ dành nhiều thời gian hơn ở phòng ăn, vì vậy cần thi công thiết kế phòng ăn rộng rãi và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

2. Bố trí không gian phòng ăn

Bố trí không gian phòng ăn

Bố trí không gian phòng ăn

Kích Thước và Vị Trí

Diện tích: Thiết kế thi công phòng ăn với diện tích phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình và tần suất sử dụng. Phòng ăn nhỏ cho gia đình ít người và phòng ăn lớn cho gia đình đông người hoặc thường xuyên tiếp khách.

Vị trí: Đặt phòng ăn gần bếp để tiện lợi trong việc chuẩn bị và dọn dẹp sau bữa ăn. Tránh đặt phòng ăn gần nhà vệ sinh hoặc lối ra vào để giữ không gian sạch sẽ và riêng tư là những lưu ý quan trọng cần xem xét khi thiết kế thi công.

Bố trí bàn ghế

Khoảng cách: Đảm bảo khoảng cách đủ rộng giữa các ghế và bàn để mọi người có thể di chuyển dễ dàng. Mỗi ghế nên cách nhau ít nhất 60-70 cm.

Hình dáng bàn: Chọn bàn ăn phù hợp với hình dáng và diện tích phòng. Bàn hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc hình oval đều có những ưu điểm riêng.

3. Ánh sáng trong thiết kế thi công phòng ăn

Ánh sáng trong thiết kế thi công phòng ăn

Ánh sáng trong thiết kế thi công phòng ăn

Ánh sáng tự nhiên

Phòng ăn nếu có thể thiết kế để đón sáng tự nhiên là lý tưởng nhất nếu thiết kế nội thất phù hợp. Tuy nhiên cũng cần chú ý đảm bảo không quá mở, hạn chế tác động của môi trường đến không gian phòng ăn.

Thiết kế cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Sử dụng rèm cửa để điều chỉnh lượng ánh sáng và tạo không gian ấm cúng. Nên thiết kế tận dụng ánh sáng ban ngày để tiết kiệm năng lượng và tạo cảm giác thoải mái.

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng đèn được sử dụng nhiều trong phòng ăn và cần được tính toán tốt trong quá trình thiết kế thi công. Đảm bảo số lượng đèn, cường độ và các góc chiếu sáng.

– Sử dụng đèn trần hoặc đèn chùm làm điểm nhấn cho phòng ăn. Đèn treo trên bàn ăn nên có độ cao phù hợp để chiếu sáng đều và không gây chói.

– Đèn tường hoặc đèn cây có thể được sử dụng để bổ sung ánh sáng và tạo không gian ấm áp, thân thiện.

4. Màu sắc trong thiết kế phòng ăn

Màu sắc có ảnh hưởng lớn tới cảm giác, sự thoải mái và tạo không khí vui vẻ trong phòng ăn. Chính vì vậy khi thiết kế thi công phòng ăn cần chú ý lựa chọn màu sắc phù hợp, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải phù hợp với tính chất đặc thù của không gian này.

Màu sắc trong thiết kế phòng ăn

Màu sắc trong thiết kế phòng ăn

Màu tường chủ đạo

Màu trắng, kem, xanh nhạt hoặc màu pastel giúp tạo cảm giác rộng rãi và sạch sẽ.

– Sử dụng các màu sắc nổi bật như đỏ, vàng hoặc cam để tạo điểm nhấn và kích thích vị giác.

Màu nội thất

– Chọn màu sắc của bàn ghế, tủ trang trí và rèm cửa hài hòa với màu tường.

– Sử dụng màu tương phản nhẹ để tạo sự phong phú và hấp dẫn cho không gian.

5. Vật liệu được sử dụng trong thiết kế phòng ăn

Vật liệu sử dụng trong thiết kế thi công phòng ăn thường chú trọng đến vật liệu tự nhiên, có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh. Trong đó gỗ tự nhiên thường sử dụng trong những căn hộ có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và sang trọng. Kết hợp với các chi tiết kim loại, đá nhằm mang lại hiệu ứng thị giác độc đáo và đẳng cấp.

Vật liệu được sử dụng trong thiết kế phòng ăn

Vật liệu được sử dụng trong thiết kế phòng ăn

Kết hợp thêm một số phụ kiện đơn giản để tăng tính thẩm mỹ và sự ấm cúng cũng là một gợi ý hay cho thiết kế thi công phòng ăn.

Tranh ảnh hoặc gương treo tường tạo điểm nhấn và làm đẹp không gian.

– Cây cảnh được sử dụng để tạo không gian tươi mát và thoải mái.

6. Yếu tố phong thủy trong thiết kế phòng ăn

Đặt bàn ăn tránh đối diện cửa ra vào để giữ không gian yên tĩnh

Đặt bàn ăn tránh đối diện cửa ra vào để giữ không gian yên tĩnh

Vị trí bàn ăn

– Đặt bàn ăn tránh đối diện cửa ra vào để giữ không gian yên tĩnh và bảo vệ sự riêng tư.

– Bàn ăn nên được đặt ở vị trí trung tâm của phòng ăn để tạo cảm giác cân bằng và hài hòa.

Sử dụng gương

– Gương giúp tạo cảm giác không gian rộng rãi và sáng sủa hơn.

– Đặt gương sao cho phản chiếu bàn ăn, biểu tượng cho sự no đủ và thịnh vượng.

Kết luận

Phòng ăn trong đời sống hiện đại không chỉ là nơi để ăn uống mà còn là không gian quan trọng để gắn kết gia đình, tiếp khách, và thể hiện phong cách sống. Với những nhu cầu đa dạng và yêu cầu tiện nghi cao, việc thiết kế và thi công phòng ăn cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng tạo để đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và những ý tưởng hữu ích cho việc thiết kế phòng ăn của mình.

 

Bài viết nổi bật