Xây dựng nhà thô: Những điều cần biết

Xây dựng nhà thô là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng nhà ở, bao gồm các công việc xây dựng cơ bản mà không bao gồm phần hoàn thiện nội thất. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng công trình. Do đó việc xây dựng nhà thô cần được thực hiện cẩn thận, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính bền vững của công trình.

I. Nhà thô là gì?

Xây dựng nhà thô bao gồm các hạng mục cơ bản

Đội ngũ quản lý HPS Xây dựng nhà thô bao gồm các hạng mục cơ bản

Xây dựng nhà thô tại HPS bao gồm các hạng mục cơ bản như móng, khung, tường, sàn và mái mà không bao gồm các công việc hoàn thiện như ốp lát, sơn, lắp đặt hệ thống điện, nước và trang trí nội thất. Xây dựng nhà thô kiến tạo nên kết cấu chính của ngôi nhà, đảm bảo tính an toàn và bền vững.

II. Những yêu cầu bắt buộc đối với quá trình xây dựng nhà thô

1. Đảm bảo kết cầu vững chắc

Đảm bảo kết cầu vững chắc

Đảm bảo kết cầu vững chắc

Xây dựng nhà thô với kết cấu chắc chắn là nền tảng quan trọng để ngôi nhà có thể chịu được tác động của môi trường và thời gian. Các yếu tố kỹ thuật như thiết kế kết cấu, tính toán khả năng chịu lực, tính toán vật liệu cần được thực hiện tỉ mỉ và chính xác từ đầu.

Đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và người sử dụng chính là ưu tiên hàng đầu cho giai đoạn xây dựng nhà thô. Các giải pháp móng, cột, giầm, tường cần được thực hiện đúng kỹ thuật xây nhà trọn gói.

2. Tính toán chính xác yếu tố nền đất và tải trọng ngôi nhà

Nền đất là yếu tố vô cùng trọng yếu, nếu nền đất yếu so với tải trọng cần phải được gia cố bằng các biện pháp như đóng cọc hoặc lựa chọn loại móng nhà phù hợp. Để biết được điều này cần có kỹ sư có chuyên môn và thiết bị cần thiết. Gia chủ cần hết sức lưu ý đến yếu tố này nếu để tránh tình huống nứt tường thậm chí là nghiêng nhà hay nguy cơ đổ sập rất nguy hiểm sau này.

3. Tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận

Tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận

Tránh ảnh hưởng tới các công trình lân cận

Điều này đặc biệt quan trọng đối với xây dựng nhà thô ở trong đô thị, nơi có mật độ xây dựng rất cao. Trước khi thiết kế thi công nhà, gia chủ cần thông báo cho chủ của những công trình lân cận, hỏi xin bản thiết kế kỹ thuật, móng của các công trình đó để có căn cứ lựa chọn phương án thi công phù hợp. Tránh tình huống gây nứt tường, nghiêng lún công trình lân cận khiến việc khắc phục trở nên rất khó khăn và nguy cơ bị phạt bồi thường thiệt hại.

III. Quy trình xây dựng nhà thô

1. Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng

Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng

Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng

– Khảo sát địa chất: Kiểm tra và đánh giá địa chất khu vực xây dựng để thiết kế móng phù hợp.

– Đánh giá tác động đến công trình lân cận: Cần biết kết cấu kỹ thuật, đặc biệt là nền móng của các công trình này cũng như khoảng cách thực tế giữa 2 công trình để nhận báo giá thiết kế nội thất.

– Chuẩn bị mặt bằng: Dọn dẹp, san lấp mặt bằng và chuẩn bị khu vực thi công.

2. Thi công móng

Quá trình thi công móng có thể có những khác biệt tùy thuộc vào loại và kết cấu móng được lựa chọn.

– Đào móng: Đào móng theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo độ sâu và kích thước phù hợp.

– Lắp đặt cốt thép: Lắp đặt cốt thép cho móng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Đổ bê tông móng: Đổ bê tông móng, đảm bảo độ chắc chắn và bền vững.

3. Thi công khung kết cấu

Thi công khung kết cấu ngôi nhà

Thi công khung kết cấu ngôi nhà

– Lắp đặt cốt thép khung: Lắp đặt cốt thép cho cột, dầm và sàn theo thiết kế. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và giám sát chặt chẽ.

– Đổ bê tông khung: Đổ bê tông cho cột, dầm và sàn, đảm bảo độ bền và an toàn.

4. Xây dựng tường

– Xây tường: Xây tường gạch hoặc các loại tường khác theo bản vẽ thiết kế. Đảm bảo sử dụng đúng loại gạch, vữa như thiết kế ban đầu. Chú ý độ sai lệch, nghiêng của tường nếu không sẽ rất khó khắc phục về sau.

– Tô trát tường: Tô trát tường để đảm bảo bề mặt tường phẳng, mịn và chắc chắn. Lưu ý các phần thường được dành để đi ống dây điện, nước âm tường, cần gia cố bằng lưới mắt cáo khi trát để tránh nứt sau này.

IV. Lưu ý khi xây dựng nhà thô

Lưu ý khi xây dựng nhà thô

Lưu ý khi xây dựng nhà thô

1. Lựa chọn nhà thầu uy tín

Gia chủ trong đa phần trường hợp đều không phải là người có chuyên môn về xây dựng. Đồng thời cũng rất khó để có thể tự mình theo sát công trình trong suốt thời gian thi công nhà thô. Chính vì vậy, chọn được nhà thầu uy tín, có thể tin cậy là vô cùng quan trọng. Việc này sẽ quyết định chất lượng công trình sau khi hoàn thành.

– Tìm hiểu thông tin: Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Có thể tham khảo thông tin từ người quen có chuyên môn trong lĩnh vực và gặp mặt trao đổi trực tiếp để tự mình đánh giá.

– Tham khảo các dự án đã thực hiện: Tham khảo các dự án nhà thầu đã thực hiện để đánh giá năng lực và chất lượng thi công. Nếu có thể xin đánh giá từ chủ nhà là tốt nhất.

2. Giám sát thi công

Thuê giám sát có kinh nghiệm

Thuê giám sát có kinh nghiệm

Thuê giám sát có kinh nghiệm: Giám sát là người có chuyên môn về kỹ thuật và thi công, đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình để can thiệp ngay, hạn chế sai sót 

Kiểm tra chất lượng vật liệu: Đảm bảo vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và chủng loại và đúng với hợp đồng.

Theo dõi quá trình thi công: Thường xuyên kiểm tra và giám sát quá trình thi công để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

3. Tuân thủ quy định pháp lý

Quy hoạch xây dựng: Tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng khi thiết kế và thi công nhà thô. Nếu không rõ thông tin, gia chủ có thể tới cơ quan có thẩm quyền để tra cứu.

Xin  giấy phép xây dựng: Đảm bảo có giấy phép xây dựng và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan.

Kiểm tra an toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công, tuân thủ các quy định về an toàn xây dựng.

Quy định về phòng cháy chữa cháy: Các quy định, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cần được tuân thủ chặt chẽ.

Kết luận

Xây dựng nhà thô là giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng và độ bền lâu dài của ngôi nhà. Việc lựa chọn nhà thầu uy tín, giám sát chặt chẽ quá trình thi công và tuân thủ các quy định pháp lý là những yếu tố quan trọng để gia chủ có được ngôi nhà như kỳ vọng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt nhất cho việc xây dựng ngôi nhà của mình.

 

Bài viết nổi bật